Thứ bảy, 2024-05-04, 0:08 AM
DANH MỤC CHÍNH

>>CHIA SẺ <<
Bản ghost windows 7 ( 32bít )
Bản ghost windows 10(32bít )
Bài tập trắc nghiệm ôn thi cuối kì 2 môn Khoa học, lịch sử và địa lí lớp 5

Search

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về web của tôi ?

Tổng số ý kiến: 44

Lượt truy cập

TS lượt truy cập hôm nay: 1
Khách : 1
Quản trị viên : 0

>>DANH BẠ WEB <<
Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
Tic office PGD Châu Thành
Nhập liệu hồ sơ công chức
Cổng dịch vụ công quốc gia

Home » Articles » Phương pháp dạy học

Đề tài: Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ để cho học sinh lớp 1

MỞ ĐẦU 

            1. Tổng quan môn Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học

            Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 “Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục.

            Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

            Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học nhằm hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.

            2. Lý do chọn đề tài

            Môn Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học được coi là môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Môn học đã được triển khai thực hiện đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021 ( các lớp còn lại triển khai trong những năm tiếp theo). Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tổ chức cho giáo viên tập huấn tìm hiểu về chương trình, cũng như phương pháp giảng dạy, đánh giá đối với môn học. Tuy nhiên, việc tập huấn không phải đối với tất cả giáo viên tiểu học mà đối với một số giáo viên được phân công dạy học môn này, giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý. Do đó, còn rất nhiều giáo viên chưa có điều kiện tiếp cận tìm hiểu về môn học này. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm không chỉ có ở môn Hoạt động trải nghiệm mà còn ở tất cả các môn học khác. Cho nên, theo chúng tôi mỗi giáo viên đều cần thiết phải tìm hiểu việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ở tiểu học là vấn đề đang được nhiều giáo sinh, giáo viên tiểu học và giảng viên quan tâm. Bản thân chúng tôi, được thuận lợi là nhờ thầy cô ở Trường Đại học Đồng Tháp hướng dẫn tìm hiểu qua học phần " Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học" này.  Để nâng cao năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học hiện nay chúng tôi chọn đề tài " Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ để cho học sinh lớp 1" làm nội dung nghiên cứu của mình.  

 

 

 

NỘI DUNG

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

            1.1. Hoạt động trải nghiệm là gì?

            Hoạt động trải nghiệm chính là hoạt động giáo dục có mục đích. Trong đó, từng học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Bên cạnh đó, học sinh được độc lập thực hiện hoặc tham gia tích cực xuyên suốt quá trình trải nghiệm; từ đề xuất ý tưởng, thiết kế kế hoạch, tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện. Qua đó, học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức, vừa phát triển kỹ năng, năng lực và hình thành các phẩm chất nhân cách. Giáo viên giữ vai trò là người chỉ đạo; hướng dẫn, tổ chức và là người tạo động lực cho học sinh.

            1.2. Mục tiêu Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học

            Mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học giúp học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, nề nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định, bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh.

            1.3. Tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học

            - Hoạt động trải nghiệm được coi là một trong những phương pháp học của học sinh. Trong quá trình học Hoạt động trải nghiệm, học sinh thể hiện vai trò chủ thể- trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng. Trong quá trình tham gia Hoạt động trải nghiệm trong và ngoài trường, học sinh thể hiện được giá trị của bản thân, tự làm phong phú và tự biến đổi mình bằng những hành động đã " chế biến" và " biến đổi" trong xử lí các tình huống thực tế, thiết lập được các mối quan hệ cá nhân với tập thể, với các cá nhân khác, với môi trường học và môi trường sống. Sự trải nghiệm có ý nghĩa huy động tổng thể các giá trị cá nhân từ cảm xúc đến ý thức và hành động; huy động toàn bộ hành động, sự liên kết trách nhiệm của bản thân với xã hội.

            - Môi trường học tập Hoạt động trải nghiệm thể hiện sự tương tác đa chiều.

            - Trong quá trình Hoạt động trải nghiệm, một lượng lớn thông tin có thể truyền qua lại với nhau trong môi trường kiến tạo xã hội.

            - Qúa trình trải nghiệm giúp học sinh: Tăng cường hiểu biết và tiếp thu các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

            - Củng cố các kĩ năng đã có. Học sinh tiếp tục rè luyện và phát triển tự rè luyện của học sinh.

            - Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống.        

            Ví dụ: Chủ đề “Chia sẻ hợp tác” ( Sách Cánh Diều lớp 1), nhà trường tổ chức phong trào “ Nhân ái, sẻ chia”, học sinh được tham gia các hoạt động thiện nguyện, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường như quyên góp : áo trắng, sách vở, dụng cụ học tập, … để giúp đỡ các học sinh nghèo. Thông qua phong trào này, HS được vận dụng kiến thức Đạo đức về lòng thương người, yêu quý bạn bè … và so sánh sự khác biệt của hoàn cảnh sống của mỗi người làm cho học sinh thay đổi cách ứng xử với bạn  bè, cha mẹ. Từ đó, hoạt động này giúp học sinh hoàn thiện nhân cách bản thân.

            1.4. Chu trình học trải nghiệm của David A. Kolb (1984)

                        Theo David A. Kolb qúa trình học trải nghiệm trải qua 4 bước sau:

            + Bước 1: Trải nghiệm

            - Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thông qua việc giao nhiệm vụ học tập giải quyết vấn đề tình huống thực tế. Trong quá trình trải nghiệm, học sinh thu thập những kinh nghiệm thông qua các giác quan cảm nhận được, đồng thời huy động nhớ lại những hiểu biết đã có liên quan để kết nối kiến thức trải nghiệm và lưu giữ theo cách riêng.

            + Bước 2: Suy nghiệm

            - giáo viên cần sử dụng kĩ thuật tạo sự tương tác đa chiều để giúp học sinh trình bày ý kiến, thảo luận với nhau và tham gia sâu hơn vào quá trình học tập và để giúp học sinh có được sự điều chỉnh một cách phù hợp cách học tập của mình.

+ Bước 3: Khái quát hóa/ kết nghiệm:

            - Giáo viên cần tổ chức và hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp và khái quát hóa những dữ kiện để hình thành tri thức mới, ý tưởng mới. Đây là bước quan trọng để học sinh hệ thống các kinh nghiệm đã có chuyển đổi thành tri thức mới.

+ Bước 4: Thử nghiệm

            - Giáo viên cần định hướng phương pháp thực hiện, cách áp dụng cụ thể cho học sinh để học sinh biết cách tiến hành hiệu quả. Thông qua đó, học sinh hệ thống hóa kiến thức cũ thành kiến thức mới.

Link tải tài liệu Link 1   Link 2

Category: Phương pháp dạy học | Added by: phuthanhphu89 (2021-08-29)
Views: 558 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Log In ]
Bản quyền thuộc về Trương Thành Phú-An Cơ-Châu Thành- Tây Ninh© 2024