Thứ bảy, 2024-05-04, 1:36 AM
DANH MỤC CHÍNH

>>CHIA SẺ <<
Bản ghost windows 7 ( 32bít )
Bản ghost windows 10(32bít )
Bài tập trắc nghiệm ôn thi cuối kì 2 môn Khoa học, lịch sử và địa lí lớp 5

Search

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về web của tôi ?

Tổng số ý kiến: 44

Lượt truy cập

TS lượt truy cập hôm nay: 1
Khách : 1
Quản trị viên : 0

>>DANH BẠ WEB <<
Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
Tic office PGD Châu Thành
Nhập liệu hồ sơ công chức
Cổng dịch vụ công quốc gia

Home » Articles » Phương pháp dạy học

Đề tài: Phong cách ngôn ngữ hành chính trong tiếng Việt hiện đại

MỞ ĐẦU

            Chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người và là một hệ thống tín hiệu đặc biệt - phong phú, đa dạng và tinh tế. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các lãnh vực giao tiếp, người ta chú ý đến phong cách của ngôn ngữ. Phong cách ngôn ngữ là những khuôn mẫu của hoạt động ngôn ngữ hình thành từ thói quen lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực xã hội, trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu. Các phong cách ngôn ngữ cơ bản trong tiếng Việt như phong cách ngôn ngữ khoa học; phong cách ngôn ngữ báo chí; phong cách ngôn ngữ chính luận; phong cách ngôn ngữ hành chính ; phong cách ngôn ngữ văn chương; phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Trong các phong cách kể trên, phong cách ngôn ngữ hành chính (hay còn gọi là phong cách ngôn ngữ hành chính- công vụ) là khuôn mẫu để xây dựng văn bản quản lý nói chung, trong đó có văn bản quản lý nhà nước. Nói cách khác, ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. Vì vậy, khi soạn thảo văn bản quản lý đòi hỏi người soạn thảo phải biết lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ và nắm vững phong cách của văn bản hành chính để vận dụng một cách thích hợp.

 .          Là giáo viên, công tác trong trường học thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, bản thân tiếp xúc nhiều với các văn bản, tài liệu thuộc phong cách ngôn ngữ bản hành chính. Đôi khi bản thân cũng tự soạn thảo những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ này, như: ghi biên bản họp tổ chuyên môn, họp hội đồng, thư mời, biên nhận, hóa đơn, …Chính vì vậy, việc tìm hiểu phong cách ngôn ngữ hành chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân. Với lý do đó, tôi đã chọn nội dung Phong cách ngôn ngữ hành chính trong Tiếng Việt hiện đại” làm nội dung nghiên cứu cho bài tập kết thúc học phần của mình.

 

 

 

 

 

NỘI DUNG

NỘI DUNG 1: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH

1.1. Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ hành chính là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính- công vụ. Nói một cách cụ thể hơn, đó là vai của nhà luật pháp, người quản lý, người làm đơn, người xin thị thực, người làm biên bản, người kí hợp đồng … tất cả những ai tham gia vào guồng máy tổ chức, quản lí, điều hành các mặt của đời sống xã hội.

1.2. Các kiểu và các thể loại văn bản thuộc phong cách hành chính

- Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật – lôgic, người ta chia văn bản thuộc phong cách hành chính ra các kiểu, như : văn thư, luật pháp, quân sự, ngoại giao, thương mại, kinh tế.

- Dựa vào những đặc điểm về kết cấu, về tu từ, người ta chia văn bản thuộc phong cách hành chính ra các thể loại như:

+ mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh, hướng dẫn … trong kiểu văn bản quân sự;

+ công điện, gác thư (bị vong lục), công hàm, hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước, điều ước, nghị định thư, chứng thư nhà nước…trong kiểu văn bản ngoại giao;

+ hiến pháp, sắc lệnh, mệnh lệnh, điều lệ, nghị định, thông tư, quy chế, thông báo…trong kiểu văn bản pháp quyền;

+ thông báo, thông tư, chỉ thị, nghị quyết, quyết định; đơn từ, báo cáo, biên bản, phúc trình; giấy khen, văn bằng, giấy chứng nhận  các loại; hợp đồng, hóa đơn, giấy biên nhận, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép … trong kiểu văn bản văn thư.

1.3. Chức năng ngôn ngữ trong phong cách hành chính

Có hai chức năng của ngôn ngữ được thực hiện hóa trong phong cách hành chính. Đó là chức năng giao tiếp lí trí ( thông báo) và  chức năng ý chí ( sai khiến). Hai chức năng này đồng thời tồn tại như trong biên bản ( vừa có phần thông báo nội dung làm việc của hội nghị vừa có phần nghị quyết phải thực hiện), nhưng có lúc ý nghĩa thông báo nổi lên ( như trong chứng từ, chứng thư, giấy chứng nhận), có khi ý nghĩa sai khiến là chính ( như trong mệnh lệnh). Để thực hiện các chức năng này, phong cách hành chính cần phải đem lại cho các văn bản (dùng trong lĩnh vực các quan hệ luật pháp giữa con người trong xã hội) một màu sắc phong cách đặc biệt: yêu cầu phải thực hiện, bắt buộc phải thi hành điều đã được thông báo.

1.4. Các đặc trưng chung của phong cách hành chính

Phong cánh hành chính có những đặc trưng sau đây:

Một là, tính chính xác – minh bạch: Ngôn ngữ hành chính luôn yêu cầu có tính chính xác, chặt chẽ ở mức độ cao nhất. Vì điều này liên quan đến hiệu lực pháp lý của văn bản hành chính. Từ ngữ trong văn bản hành chính phải đơn nghĩa. Câu văn cũng phải đơn nghĩa. Các cách thức hạn định để làm cho từ ngữ, hoặc câu văn của ngôn ngữ hành chính được chính xác luôn được đề cao.

Ví dụ: Nhà xuất bản không được xuất bản, tái bản tác phẩm nếu không được sự đồng ý của tác giả hoặc người được thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật về quyến tác giả (Luật xuất bản (1993), điều 8)

Hai là, tính nghiêm túc-khách quan: Trong phong cách hành chính tính khác quan gắn liền với chuẩn mực pháp luật, nhấn mạnh tính xác thực- khằng định, tính chất chỉ thị-mệnh lệnh;  Giao tiếp trong phong cách hành chính là dạng điển hình nhất của hình thức giao tiếp chính thức, nghi thức. Phong cách giao tiếp: nghiêm túc, trịnh trọng, trang trọng. Cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề trong ngôn ngữ hành chính phải xuất phát từ cách nhìn nhận chung của cả một tập thể, một tổ chức. Ngôn ngữ hành chính nói chung phải trung hòa về sắc thái biểu cảm, không tỏ ra khinh hay trọng, tán dương hay chê ghét, ngoại trừ những văn bản có tính chất hành chính ngoại giao, hoặc những lời nói hành chính có tính chất công thức lễ tân.

Ba là, tính khuôn mẫu: Cách trình bày, diễn đạt của ngôn ngữ hành chính phải tuân theo những quy định nhất định mang tính chất thể thức hành chính. Cách đặt câu của ngôn ngữ hành chính phải theo những khuôn mẫu câu hành chính. Văn bản hành chính thường xây dựng theo những kiểu cấu trúc có sẵn, với hai dạng : dạng mẫu có sẵn, người viết chỉ cần điền vào; dạng theo mẫu hướng dẫn chung.

Link tải tài liệu: Link 1   Link 2

Category: Phương pháp dạy học | Added by: phuthanhphu89 (2021-08-29)
Views: 506 | Rating: 5.0/1
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Log In ]
Bản quyền thuộc về Trương Thành Phú-An Cơ-Châu Thành- Tây Ninh© 2024