Thứ sáu, 2024-05-03, 10:55 PM
DANH MỤC CHÍNH

>>CHIA SẺ <<
Bản ghost windows 7 ( 32bít )
Bản ghost windows 10(32bít )
Bài tập trắc nghiệm ôn thi cuối kì 2 môn Khoa học, lịch sử và địa lí lớp 5

Search

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về web của tôi ?

Tổng số ý kiến: 44

Lượt truy cập

TS lượt truy cập hôm nay: 1
Khách : 1
Quản trị viên : 0

>>DANH BẠ WEB <<
Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
Tic office PGD Châu Thành
Nhập liệu hồ sơ công chức
Cổng dịch vụ công quốc gia

Home » Articles » Phương pháp dạy học

Đề tài: Phương pháp dạy hội thoại và việc thiết kế bài dạy hội thoại ở các lớp tiểu học

MỞ ĐẦU

            Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người. Trong đời sống giao tiếp hàng ngày, hội thoại là kỹ năng cần thiết nhất, được sử dụng nhiều nhất. Vì vậy, dạy kỹ năng hội thoại cho HS tiểu học là việc làm có ý nghĩa quan trọng, giúp HS nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp.

            Phát triển kỹ năng hội thoại cho HS tiểu học chính là việc dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào các cuộc hội thoại cụ thể một cách phù hợp; giúp HS luyện tập cách đối thoại có văn hoá. Phát triển kỹ năng hội thoại cho HS tiểu học là phát triển đồng thời hai kỹ năng nói, nghe, luyện tập cả kỹ năng trao lời và đáp lời trong các cuộc thoại gắn với đời sống học tập, sinh hoạt hàng ngày.

            Việc rèn kĩ năng hội thoại góp phần hình thành phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Để làm tốt công việc này, người giáo viên phải nắm vững phương pháp, cách tổ chức giờ dạy, những bài tập có nội dung về hội thoại. Do đó, tôi đã chọn nội dung " Phương pháp dạy hội thoại và việc thiết kế  bài dạy hội thoại ở các lớp tiểu học" làm nội dung nghiên cứu cho bài tập kết thúc học phần của mình.

 

 

 

 

           

 

 

NỘI DUNG

            Nội dung 1: Dạy hội thoại theo hướng phân tích và theo hướng thực hành

            1.1. Dạy hội thoại theo hướng phân tích

 Dạy hội thoại theo hướng phân tích là cách dạy đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về các yếu tố giao tiếp nêu trong đề bài( gồm cả phần lời và phần tranh minh họa). Sự phân tích này nhằm làm rõ đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp( trong đó có vai giao tiếp và quan hệ liên hệ cá nhân), đề tài giao tiếp( gồm nội dung hiện thực được đề cập đến khi giao tiếp), hoàn cảnh giao tiếp( thường là hoàn cảnh hẹp: cuộc giao tiếp xảy ra vào lúc nào, ở đâu). Từ đó đưa ra dự kiến các lời hội thoại và lựa chọn những lời hội thoại phù hợp nhất với đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp…

Việc phân tích các yếu tố giao tiếp được nêu ra trong đề bài có thể được tiến hành theo một hệ thống câu hỏi do giáo viên nêu ra hoặc do học sinh tìm ra qua thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Việc phân tích các tình huống hội thoại để chỉ ra các yếu tố của ngữ cảnh và tìm ra lời hội thoại phù hợp cũng là cách nhìn cuộc hội thoại một cách tĩnh. Lúc này cuộc hội thoại chưa diễn ra, cả thầy và trò đều phỏng đoán sự diễn biến của cuộc hội thoại, cách này mang tính chất duy lí tư biện, dự báo chứ không thực hiện cuộc giao tiếp và quan sát, đánh giá nó trong diễn tiến thực tế.

Nếu dùng duy nhất các biện pháp phân tích tình huống giao tiếp để tiến hành cả giờ dạy thì không nên, Ta gọi cách dạy này là dạy hội thoại theo hướng phân tích. Còn coi phân tích đề tài hội thoại như một biện pháp dạy học mở đầu tiết dạy. ( Để chỉ rõ các yếu tố của tình huống giao tiếp, đích của giao tiếp), sau đó phần chính của tiết học lại tổ chức thực hành hội thoại theo đề tài thì biện pháp phân tích hội thoại lại cần thiết và hữu ích.

Tóm lại cần phân biệt hướng phân tích hội thoại như một phương thức tổ chức bài dạy hội thoại theo đề tài với biện pháp phân tích hội thoại như một thủ thuật dạy học.

            1.2. Dạy hội thoại theo hướng thực hành:

            Giao tiếp là hoạt động thực tiễn nên cách tốt nhất để nhanh chóng trau dồi năng lực giao tiếp cho học sinh là đưa các em vào hoạt động thực hành. Dựa trên việc xây dựng các tình huống giả định theo yêu cầu của đề bài hội thoại, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện tình huống giả định đó trên lớp. Biện pháp hay phương pháp thích hợp nhất là phương pháp đóng vai. Để cho việc hội thoại diễn ra tự nhiên, giáo viên chỉ cần thống nhất với cả lớp các yếu tố chi phối cuộc hội thoại đã quy định trong đề bài. Còn các hoạt động hội thoại( như lời nói, nét mặt, cử chỉ…) quá trình hội thoại diễn ra thế nào cứ để cho các nhân vật giao tiếp ( do học sinh đóng vai) tự sáng tạo ra và tự hoàn thiện dần qua các lần luyện tập.

            Ví dụ: Bài “ Luyện tập thuyết trình, tranh luận” TV5, tập 1 ( trang 91 )

            Bài tập 2: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam ( trong bài Cái gì quý nhất ) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

            Mẫu: ( Hùng ) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta ”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu?...

                                                                                     ( Bài tập 2 trang 91 - TV5, tập 1)

            Với bài tập này, giáo viên chỉ cần thống nhất với học sinh:

            + Nhân vật tham gia hội thoại: Hùng, Quý, Nam.

            + Đề tài hội thoại: về cái gì quý nhất đời trên đời.

            + Hoàn cảnh giao tiếp: ở lớp học ( diễn lại cảnh các bạn trên đường đi học về)

            + Tình huống hội thoại: 3 bạn tranh luận về cái gì quý nhất ở trên đời.

            + Đích hội thoại: Học sinh phải nêu được ý kiến tranh luận về cái gì quý nhất.

 ( bằng cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục)

- Với kinh nghiệm giao tiếp đã có và với tình huống giao tiếp phù hợp với trình độ và vốn sống của các em học sinh sẽ hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra trong tình huống hội thoại giả định, dù các hành động giao tiếp, các lời đối thoại( do học sinh tự sáng tạo ra khi đóng vai) còn nhiều nhượt điểm, thiếu sót nhưng đó là sản phẩm do các em tạo ra. Hãy để cho lớp nhận xét, đánh giá các sản phẩm đó, đồng thời đề xuất cách khắc phục, giới thiệu kinh nghiệm giao tiếp và hội thoại của từng em trong các tình huống tương tự. Đây là quá trình trao đổi kinh nghiệm hội thoại của học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhờ đó từng em sẽ tích lũy thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm của các bạn khác, để làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm hội thoại của mình.

- Dạy hội thoại theo hướng thực hành có thế mạnh là đưa học sinh tắm mình trong thực tiễn hội thoại, khai thác kinh nghiệm hội thoại có sẵn của các em để nâng cao lên. Do đó, giúp các em thêm tự tin và mạnh dạn đồng thời hứng thú học tập hội thoại. Dạy hội thoại theo hướng thực hành là cả thầy và trò cùng bình luận, đánh giá cuộc hội thoại như nó đã diễn ra trong thực tiễn và học được chứng kiến.

Tuy nhiên nếu chỉ có hoạt động thực hành hội thoại thì không đủ. Vì bên cạnh việc rèn kĩ năng hội thoại, một yêu cầu khác của giờ dạy là nâng dần hiểu biết có tính " lí luận" nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng hội thoại…Lúc đó biện pháp phân tích hội thoại sẽ phát huy tác dụng.

Vì vậy cần kết hợp phương thức dạy hội thoại theo hướng thực hành với sử dụng biện pháp phân tích hội thoại khi cần thiết. Lưu ý là càng ở lớp dưới càng phải chú trọng đến hướng thực hành hội thoại. Còn lên các lớp trên, nên tăng cường dần các biện pháp phân tích hội thoại.

Link tải tài liệu: Link 1  Link 2

Category: Phương pháp dạy học | Added by: phuthanhphu89 (2021-08-29)
Views: 311 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Log In ]
Bản quyền thuộc về Trương Thành Phú-An Cơ-Châu Thành- Tây Ninh© 2024