Thứ bảy, 2024-05-04, 4:51 AM
DANH MỤC CHÍNH

>>CHIA SẺ <<
Bản ghost windows 7 ( 32bít )
Bản ghost windows 10(32bít )
Bài tập trắc nghiệm ôn thi cuối kì 2 môn Khoa học, lịch sử và địa lí lớp 5

Search

Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về web của tôi ?

Tổng số ý kiến: 44

Lượt truy cập

TS lượt truy cập hôm nay: 1
Khách : 1
Quản trị viên : 0

>>DANH BẠ WEB <<
Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục
Tic office PGD Châu Thành
Nhập liệu hồ sơ công chức
Cổng dịch vụ công quốc gia

Home » Articles » Phương pháp dạy học

Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn tự nhiên và xã hội

MỞ ĐẦU

            1. Tổng quan về môn Tự nhiên và Xã hội

            Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc được dạy từ lớp 1 đến lớp 3 ở cấp tiểu học. Môn học được dạy trong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết, với tổng số là 70 tiết trong một năm học ở mỗi lớp.

             Môn học Tự nhiên và Xã hội được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.

            Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. Vì vậy, môn học có mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ cho việc học tập các môn học/hoạt động giáo dục khác ở cấp tiểu học như môn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, …

            Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng trên những quan điểm là: Dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề và tích cực hóa hoạt động của học sinh.

            Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội là góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.  

            2. Lý do chọn đề tài

            Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Để thực hiện mục tiêu này, chương trình giáo dục tiểu học bao gồm nhiều môn học có nội dung và nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính đặc trưng này của chương trình giáo dục tiểu học đã phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, cũng là điều quan trọng của chất lượng đào tạo phổ thông. Tuy nhiên trong thực tế dạy học các môn học nói chung cũng như môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, khai thác mối liên hệ giữa các môn học chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục chưa đạt được hiệu quả cao, mà biểu hiện cụ thể là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế, năng lực giải quyết vấn đề còn hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, một trong những định hướng giáo dục mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nêu ra đó là "Dạy học tích hợp". Trong bối cảnh hiện nay, khi Ngành giáo dục đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thì việc tìm hiểu những vấn đế về dạy học tích hợp là rất cần thiết của mỗi giáo viên. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài " Dạy học tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội " làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

NỘI DUNG

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

            1.1. Dạy học tích hợp là gì?

            Dạy học tích hợp là định hướng dạy học, trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh huy động mọi nguồn lực và tổng hợp những kiến thức, kỹ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà có liên quan với vấn đề cần giải quyết, để giải quyết vấn đề mang tính phức hợp trong nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống có hiệu quả. Thông qua đó, học sinh hình thành những kiến thức, kỹ năng mới và nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa các kiến thức trong những lĩnh vực khác nhau, từ đó học sinh phát triển năng lực và phẩm chất cần thiết.

            Ví dụ: Dạy bài 52 : Cá - Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ( Trang 100-101).

            Giáo viên có thể tích hợp:

            Bài hát: Cá vàng bơi. Sáng tác: Hà Hải

            + Tự nhiên và Xã hội- Lớp 2 , bài 29: Một số loài vật sống dưới nước.

            + Mĩ thuật-Lớp 1, bài 13: Vẽ cá

            + Tiếng Việt- Lớp 1, bài: Anh hùng biển cả.

            +Đạo đức - Lớp 2, bài: Bảo vệ loài vật có ích

            *Mục đích tích hơp:

            - Dẫn dắt vào bài học

            - Giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học có liên quan về " cá"

            - Qua đó học sinh nêu được cá sống ở đâu, một số loài cá đã biết, các bộ phận, cũng như cá có ích gì trong đời sống.

 1.2. Các hình thức tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội

            1.2.1. Tích hợp nội môn

            Tích hợp nội môn là tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn kĩ năng trong cùng một môn học. Tích hợp nội môn có thể thực hiện hai hình thức sau:

            a. Tích hợp theo chiều ngang

            Tích hợp chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kỹ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các kiến thức, kỹ năng thuộc mạch/phân môn này với kiến thức, kỹ năng thuộc mạch/phân môn khác.

            Ví dụ: Tích hợp kiến thức theo chiều ngang trong môn TN – XH, lớp 2 – Bộ sách Cánh Diều. Chủ đề: "Trường học" tích hợp kiến thức theo ngang từ bài 5 đến bài 7 như sau:

  • Bài 5: Một số sự kiện ở trường học
  • Bài 6: Giữ vệ sinh trường học
  • Bài 9: An toàn khi ở trường

            b. Tích hợp theo chiều dọc:

Link tải tài liệu Link 1  Link 2

Category: Phương pháp dạy học | Added by: phuthanhphu89 (2021-08-29)
Views: 774 | Comments: 1 | Rating: 1.5/2
Total comments: 1
1 lethuyk58gdth  
0 Spam
Ad cho hỏi muốn tải tài liệu thì làm thế nào a? Cảm ơn rất nhiều!

Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Log In ]
Bản quyền thuộc về Trương Thành Phú-An Cơ-Châu Thành- Tây Ninh© 2024