PHÒNG
GD & ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN CƠ
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc

An
Cơ, ngày 24 tháng 8 năm 2011
QUY CHẾ HOẠT
ĐỘNG CHUYÊN MÔN
TỔ 5 - NĂM
HỌC 2011-2012
A. TỔ CHUYÊN MÔN.
Tổ chuyên môn giúp
Hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục, theo kế hoạch chung
của Nhà trường.Tổ chuyên môn có nhiệm vụ:
I. NHIÊM VỤ.
1- Xây dựng chương
trình hoạt động chung của tổ; giúp tổ viên xây dựng kế hoạch công tác chuyên
môn; kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đề ra; thảo luận tình
hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi tổ phụ trách; bàn các
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
2- Tổ chức trao đổi
và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; tổ chức dự giờ lên lớp của các
thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ
tổ viên.
3- Thảo luận về các
biện pháp chống học sinh lưu ban, bỏ học, lười học, có thái độ học tập không
đúng. Có chỉ tiêu cả năm học cho từng lớp, được nhận xét đánh giá từng học kỳ
và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục những hạn chế cho học kỳ
sau.
4- Tổ chức phong
trào thi đua trong tổ, nhận xét và đánh giá tổ viên, thảo luận kế hoạch bồi
dưỡng nghiệp vụ của giáo viên, bao gồm cả việc dạy bồi dưỡng, dạy phụ đạo, dạy
các bài khó, chương khó, trao đổi kinh nghiệm thiết kế bài dạy. Tổ chức
thao giảng, thăm lớp dự giờ, đánh giá chất lượng giờ dạy theo hướng dẫn của
ngành. Việc theo dõi kiểm tra giáo viên của tổ trưởng phải làm thường kỳ, có kế
hoạch cụ thể và công khai.
5- Chế độ hội họp
Tổ chuyên môn họp định kì 2 tuần 1 lần.
Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cần bàn đúng nội dung, tập trung vào lĩnh vực
chuyên môn được phân công giảng dạy; tránh bàn tràn lan, chiếu lệ, hình thức
dẫn đến hiệu quả không cao.
II . KẾ HOẠCH TỔ.
- Căn cứ vào nhiêm vụ hoạt động dạy và học trong kế hoạch chuyên
môn, kế hoạch năm học của nhà trường.
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao của tổ. Tổ cụ thể hoá kế hoạch như
sau:
1. Quản lý việc dạy đầy đủ các môn theo đúng chương trình của Bộ.
2. Quản lý nề nếp soạn bài, chấm bài, lên lớp và các hoạt động
chuyên môn khác của giáo viên.
3. Nắm tình hình học sinh, hướng dẫn học sinh học tập, có kế hoạch
và chủ động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
4. Đúc kết sáng kiến kinh nghiệm: kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh
giỏi, phụ đạo học sinh yếu; kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt; kinh nghiệm
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...
5. Làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy và học của các bộ môn.
6. Cùng Công đoàn chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho giáo
viên trong tổ.
B. GIÁO VIÊN BỘ MÔN:
* Nhiệm vụ:
1- Dạy học và giáo dục theo
chương trình, kế hoạch giáo dục:
Xây dựng kế hoạch cụ
thể thông qua tổ chuyên môn để thực hiện. Nội dung thực hiện phải thể hiện qua
bài soạn, trên sổ đầu bài, kế hoạch báo giảng.
Soạn
bài: Chuẩn bị bài soạn theo hướng phát huy tính chủ động của học sinh,
đổi mới theo hướng coi trọng tổ chức hoạt động của học sinh và đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp.
Phải soạn bài trước một ngày lên lớp.
Kiểm tra,
đánh giá theo quy định; vào sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh,
ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ.
Quản lý
học sinh trong các hoạt động do Nhà trường tổ chức, tham gia đầy đủ các hoạt
động của tổ chuyên môn.
2- Tham gia công tác phổ cập giáo
dục ở địa phương.
3- Rèn luyện đạo đức, học tập văn
hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy
và giáo dục.
4- Thực hiện điều lệ nhà trường;
thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các
cấp quản lý giáo dục.
5- Giữ gìn phẩm chất,
danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng
học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng
của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
6- Phối hợp với GVCN, các giáo viên khác,
gia đình học sinh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.
7- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật.
C. GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP:
Ngoài 7 nhiệm vụ trên, còn có những nhiệm vụ sau đây:
1- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện
pháp giáo dục sát với học sinh, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
2- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, cùng các giáo viên bộ
môn và TPT phối hợp thống nhất biện pháp, kế hoạch giảng dạy và giáo dục
học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
3- Cùng các giáo viên bộ môn và TPT, xây dựng lớp thành một tập
thể vững mạnh; giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đội TNTP Hồ Chí Minh
hoạt động nhằm phát huy ý thức làm chủ, tự giác, chủ động của học sinh trong
hoạt động giáo dục.
4- Phối hợp với các giáo viên khác dạy trong lớp để nắm về
văn hoá, đạo đức của học sinh.
5- Định kỳ đánh giá kết quả hoạt động của lớp và học sinh.
D. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ GIÁO VIÊN
1. Hồ sơ giáo viên
- Giáo án.
- Sổ theo dõi.
- Sổ dự giờ.
- Sổ chủ nhiệm. (đối với GVCN)
- Sổ họp
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Một số quy định về đánh giá xếp loại, phân loại giáo viên,
hàng tháng, từng kỳ, cả năm và hình thức xử lý vi phạm kỷ luật chuyên môn.
2.1. Giáo viên khi nghỉ phải xin phép bằng giấy thông qua Hiệu
trưởng ký duyệt.
Tổ trưởng phân công giáo viên dạy thay mà không chấp hành thì giáo
viên đó phải chiụ trách nhiệm trước tổ trưởng. Nếu tổ trưởng không phân công
được chuyên môn thì phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng.
2.2. Giáo viên nghỉ việc riêng, được đồng nghiệp tương trợ tự
nguyện thì GV tương trợ không được tính thừa giờ.
2.3. Bỏ tiết dạy vô lý do: khiển trách, nhắc nhở trước tổ,
trước hội đồng thì trừ điểm thi đua. Trường hợp bỏ tiết dạy vô lý do nhiều lần
mà nhắc nhở, khiển trách không tiến bộ thì bị xử lý theo luật công chức và xử
phạt theo quy định trong lĩnh vực giáo dục.
2.4. Vào muộn, ra sớm trong các tiết dạy, trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn, các phiên họp Hội đồng sẽ trừ vào điểm thi đua.
2.5. Việc đánh giá xếp loại được thực hiện theo Pháp lệnh
công chức, chuẩn nghề nghiệp GV.
E. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO :
GV nộp đầy đủ các loại báo cáo về tổ trưởng theo thời gian quy
định (nếu GV nào nộp không đúng thời gian thì đưa vào đánh giá, tính điểm thi
đua).
H. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Quy chế này được áp dụng trong sinh hoạt chuyên môn, đánh giá
hàng tháng, học kỳ, năm học.
- Quy chế này được thông qua giáo viên trong tổ. Trong quá trình
áp dụng có những vấn đề chưa phù hợp thì góp ý để điều chỉnh, bổ sung.
CHUYÊN MÔN TỔ 5
TỔ TRƯỞNG
Lê Minh Hiếu
|